So sánh các loại gỗ công nghiệp – Ưu, nhược điểm của từng loại

Gỗ công nghiệp cũng có loại gỗ trong nước và nhập khẩu và được phân chia thành nhiều loại khác nhau với giá thành ở nhiều phân khúc khác nhau, ưu nhược điểm khác nhau. Trong bài dưới đây, mời bạn cùng với Tâm House tìm hiểu tất cả những thông tin cơ bản về từng loại gỗ công nghiệp và so sánh các loại gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay, phục vụ cho nhu cầu lựa chọn vật liệu làm nội thất cho ngôi nhà của bạn nhé.  

Gỗ công nghiệp là gì?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gỗ công nghiệp trong việc gia công các sản phẩm gỗ như: giường, tủ gỗ, bàn trang điểm... với nhiều thương hiệu khác nhau đi cùng đó là chất lượng khác nhau.

Phân theo cốt gỗ ta có:

Gỗ MDF

HDF

Gỗ ván ép

Gỗ ván dăm

Phân theo vật liệu phủ bề mặt ta có:

Sơn bệt

Phủ Melamine

Acrylic

Laminate

Veneer

 

 

 

Sau đây chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu chi tiết về đặc điểm, nguyên vật liệu tạo nên các loại gỗ để có sự so sánh tổng quan nhất giúp bạn có thể lựa chọn chất liệu phù hợp mục đích và kinh phí.

Sau đây chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu chi tiết về đặc điểm, nguyên vật liệu tạo nên các loại gỗ để có sự so sánh tổng quan nhất giúp bạn có thể lựa chọn chất liệu phù hợp mục đích và kinh phí.

Xem ngay: Gỗ công nghiệp MFC là gì? Gỗ công nghiệp MFC có bao nhiêu loại ?

Đặc điểm của gỗ công nghiệp theo từng loại

Đặc điểm của ván gỗ công nghiệp phân theo cốt gỗ

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu 2 loại gỗ MDF và MFC do chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi của khách hàng về sự khác nhau giữa 2 loại gỗ này và nên lựa chọn loại gỗ nào.

Gỗ MDF là gì? 

MDF là viết tắt của Medium Density Fiberboard có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình.

Cấu tạo và đặc điểm của gỗ MDF là sử dụng gỗ tự nhiên nghiền mịn,… gỗ MDF có loại thường và loại chịu ẩm, loại chịu ẩm có phần lõi xanh.

MDF có bề mặt nhẵn, phẳng, cấu trúc đồng nhất. Ván gỗ MDF có khả năng kết hợp với hơn 80 mã màu Laminate, hơn 200 mã màu melamine mang lại sự đa dạng trong không gian nội thất. Bên cạnh đó cũng có thể kết hợp với veneer,… tạo nên sự sang trọng, hiện đại.

Gỗ MDF được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo đúng quy định về nồng độ chất phụ gia.

Hình ảnh minh họa về gỗ MDF

Hình ảnh minh họa về gỗ MDF

Tham khảo ngay: Gỗ công nghiệp là gì? Ưu và Nhược điểm của gỗ công nghiệp

Ứng dụng của gỗ MDF làm nội thất tủ bếp

Ứng dụng của gỗ MDF làm nội thất tủ bếp

Gỗ MFC là gì?

MFC là gỗ thành phẩm đã được phủ lên bề mặt bằng melamine, sử dụng cốt ván dăm PB.

Tên MFC là viết tắt của Melamine Faced Chipboard có nghĩa là ván gỗ dăm bề mặt phủ melamine.

Nguyên liệu sử dụng làm gỗ MFC thường là loại gỗ rừng trồng như là: keo, cao su, bạch đàn,…có thời gian thu hoạch khoảng vài năm. Gỗ này được băm nhỏ rồi sử dụng keo chuyên dụng ép cường độ thành những tấm MFC có độ dày khác nhau. Sau khi hoàn thiện bề mặt tấm MFC sẽ được phủ Melamine để tăng thêm tính thẩm mỹ, hạn chế trầy xước.

Gỗ MFC có nguồn gốc nhập khẩu hoặc nội địa. Các hãng như Mieco ở Malaysia, Egger ở Đức là nơi sản xuất MFC hàng đầu thế giới. Tại Việt Nam nguồn MFC chủ yếu từ Trung Quốc, Malay và sản xuất ở trong nước. Ván MFC trong nước và loại xuất xứ từ trung quốc có giá thành rẻ hơn nhiều tuy nhiên nồng độ Formaldehyde chưa được kiểm soát, hàm lượng keo khá cao được đánh giá là kém an toàn cho người sử dụng chúng.

So sánh gỗ MDF và MFC

Trải qua quy trình tẩm sấy nghiêm ngặt để loại bỏ các tác nhân gây ra mối mọt, ẩm mốc.

Màu sắc phong phú khoảng 80 màu từ màu trơn: Đen, xám, trắng… đến màu vân gỗ,… hoặc màu giả những chất liệu khác.

Không co ngót, không nứt, độ bền tương đối cao, bề mặt phẳng mịn cao.

Ứng dụng: Làm đồ đạc nội thất

MDF và MFC gồm có 2 dạng, loại loại chống ẩm và loại thường. Loại chống ẩm thường có lõi màu xanh.

So sánh sự khác nhau giữa 2 loại gỗ MDF và MFC

So sánh sự khác nhau giữa 2 loại gỗ MDF và MFC

Tham khảo: Gỗ Melamine là gì và những điều cần biết về loại gỗ này

Cốt gỗ công nghiệp HDF là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của gỗ HDF

Cấu tạo HDF: Sử dụng gỗ tự nhiên nghiền mịn, trộn keo chuyên dụng ép gia với cường độ ép rất cao. Gỗ HDF có cấu tạo 85% từ gỗ tự nhiên, còn lại là chất kết dính và những chất phụ gia khác.

Hình ảnh minh họa gỗ công nghiệp HDF

Hình ảnh minh họa gỗ công nghiệp HDF

Gỗ HDF được làm từ nguồn nguyên liệu đầu vào tương tự như MDF, MFC là gỗ rừng trồng. Tuy nhiên loại này được ép dưới nhiệt độ và áp suất ở mức cao hơn. Gỗ sẽ được cứng hơn và bền hơn.

Tính chất HDF: Không co ngót, không nứt, cứng, khả năng chịu nhiệt cao, chịu nước tương đối tốt. Bề mặt nhẵn mịn và có màu vàng đậm. Có tính cách nhiệt, cách âm.

Ứng dụng làm cốt ván cho sàn gỗ công nghiệp, đồ nội thất cao cấp cho phòng học, nhà ở, khách sạn,…

Phân loại HDF: Được phân 3 loại đó là HDF thông thường, Black HDF siêu chống ẩm và HDF siêu chống ẩm.

Hình ảnh minh họa HDF siêu chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm

Hình ảnh minh họa HDF siêu chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm

Nhược điểm: Gỗ HDF là loại đắt nhất trong các loại gỗ công nghiệp. Khó phân biệt với gỗ MDF bằng mắt thường.

Ta có thể thấy HDF có độ bền, độ cứng, an toàn cao nhất trong các dòng gỗ công nghiệp. Tuy nhiên giá thành lại cao nhất do vậy bạn nên cân nhắc khi sử dụng để tránh lãng phí.

So sánh giữa 3 loại gỗ MDF, MFC và HDF

So sánh giữa 3 loại gỗ MDF, MFC và HDF

Xem ngay: TÊN, ĐẶC TÍNH VÀ CÁCH NHẬN BIẾT CÁC LOẠI GỖ TỰ NHIÊN THÔNG DỤNG TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

Gỗ nhựa

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm loại vật liệu làm tủ bếp cho căn nhà để chống bị mối mọt thì sản phẩm làm từ gỗ nhựa là gợi ý hoàn hảo nhất dành cho bạn.

Cấu tạo gỗ nhựa: Loại gỗ này được tạo thành từ bột nhựa PVC và những chất phụ gia gốc cellulose hay vô cơ.

Tính chất: Chịu ẩm tốt, chống tất cả các loại mối mọt

Ứng dụng: Làm đồ nội thất, thường được sử dụng làm khoang chậu rửa do có khả năng chịu ẩm tốt, người ta cũng chọn gỗ nhựa  làm tủ bếp trong trường hợp nhà có mối vì loại này có khả năng chống được sâu mọt.

Hình ảnh minh họa cho gỗ nhựa

Hình ảnh minh họa cho gỗ nhựa

Ngoài ra còn một số loại cốt gỗ công nghiệp khác

Gỗ dán (hay còn gọi là Plywood)

Đặc điểm cấu tạo: Gỗ dán gồm có nhiều lớp gỗ mỏng với độ dày xấp xỉ 1mm sử dụng keo chuyên dụng để ép chồng vuông góc nhiều lớp với nhau.

Về tính chất: Gỗ dán không bị co ngót, không nứt, có khả năng chịu lực tốt, bề mặt thường không phẳng nhẵn

Gỗ dán có các độ dày thông thường là: 3,5,6,8,10,12,15,18,20,25 (mm)

Gỗ dán được ứng dụng trong gia công nội thất, quảng cáo hoặc sử dụng để làm lõi cho về mặt veneer. Đối với loại có khả năng chịu nước được dùng để gia cố ngoài trời, làm coppha.

Hình ảnh minh họa cho gỗ dán

Hình ảnh minh họa cho gỗ dán

Gỗ ván dăm ( còn gọi là OKAL)

Gỗ ván dăm cấu tạo: Là gỗ tự nhiên xay thành dăm sau đó trộn với keo chuyên dụng rồi ép gia cường đúng quy cách.

Gỗ ván dăm có tính  chất: chịu được lực vừa phải, không co ngót, độ phẳng bề mặt tương đối cao, chịu ẩm kém, loại ván dăm thông thường dễ bị sứt mẻ các cạnh. Loại có khả năng chịu ẩm thường có phần lõi xanh.

Ứng dụng trong  làm cốt cho PVC, MFC, làm nội thất, quảng cáo,…

Hình ảnh minh họa cho gỗ ván dăm

Hình ảnh minh họa cho gỗ ván dăm

Xem ngay: Cách phân biệt Laminate và Melamine vô cùng đơn giản

Đặc điểm gỗ công nghiệp phân theo vật liệu phủ bề mặt

Vật liệu phủ bề mặt gỗ công nghiệp: Laminate là gì?

Laminate có cấu tạo gồm 3 lớp, lớp phủ ngoài, lớp phim tạo màu và lớp giấy nền, được kết hợp bởi keo chuyên dụng và được ép dưới nhiệt độ, áp suất cao tạo nên liên kết chặt chẽ, vững chắc cao.

Hình ảnh minh họa vật liệu Laminate

Hình ảnh minh họa vật liệu Laminate

Laminate có hơn 1000 màu sắc cơ bản, là loại vật liệu gỗ công nghiệp có tính năng ưu việt và màu sắc hoa văn đa dạng mà các vật liệu gỗ khác không hề có. Vật liệu Laminate được ứng dụng trong lĩnh vực nội thất từ đơn giản đến phức tạp và nhận được sự tin tưởng từ khách hàng.

Ưu điểm của Laminate:

Màu sắc đa dạng, bắt mắt, từ bóng, mịn đến vân nổi, vân gỗ, vân đá, … vật liệu Laminate có thể mô phỏng bất cứ một dạng vật liệu nào.

Có khả năng uốn cong, dẻo dai

Chịu lực và chịu xước tốt, chống cong vênh co ngót và có tuổi thọ cao.

Chống tĩnh điện và chịu được nhiệt độ cao.

Khó phai màu, có thể chống vi khuẩn xâm nhập tốt, phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Dễ dàng để vệ sinh

Nhược điểm:

Laminate hiện nay có giá thành khá cao

Đòi hỏi tay nghề, kỹ thuật dán cao

Không nên sử dụng loại gỗ này trong môi trường ẩm ướt

Không phù hợp với thiết kế phong cách tân cổ điển, cổ điển

Đây là một mẫu kệ tivi đã được thi công thực tế ở Royal City- Hà Nội bằng Laminate

Đây là một mẫu kệ tivi đã được thi công thực tế ở Royal City- Hà Nội bằng Laminate

Acrylic là gì?

Acrylic là vật liệu nổi tiếng về độ bền, được biết đến là loại vật liệu của phong cách hiện đại, sang trọng. Có khả năng chịu nhiệt cực tốt, đàn hồi cao, có tính bóng. Màu sắc đa dạng và phong phú với 35 màu khác nhau bao gồm màu trơn,  vân gỗ, vân đá,….có những tấm Acrylic dài đến 2,8 m và được ứng dụng trong các đồ nội thất như tủ bếp, tủ áo kịch trần giúp cho không gian trở nên sang trọng, hoàn hảo.

Hình ảnh minh họa vật liệu Acrylic

Hình ảnh minh họa vật liệu Acrylic

Acrylic gồm 3 loại: Bóng gương, chống trầy và pha lê, tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng mà lựa chọn loại phù hợp.

Cấu tạo gỗ Acrylic gồm cốt gỗ công nghiệp chống ẩm (là MFC, MDF hoặc HDF, tuy nhiên phổ biến nhất là MDF) và bề mặt phủ Acrylic.

Ưu điểm:

Màu sắc đa dạng, bền màu, không bay màu, tuổi thọ khá cao, đặc biệt với chung cư có thể kéo dài tuổi thọ tới 20 năm

Bề mặt vô cùng sáng bóng dễ vệ sinh, tiết kiệm thời gian bảo dưỡng, dọn dẹp

Chống ẩm mốc, hạn chế tối đa cong vênh

An toàn khi sử dụng

Chịu được những tác động mạnh

Nhược điểm 

Hạn chế trong khi kết hợp ở nhiều không gian nội thất

Giá thành khá cao

Cần máy móc có độ chính xác cao để có thể sản xuất

Các bạn có thể quan sát thấy acrylic có màu sắc đẹp, bắt mắt và bề mặt sáng bóng

Các bạn có thể quan sát thấy acrylic có màu sắc đẹp, bắt mắt và bề mặt sáng bóng

Veneer là gì?

Cấu tạo veneer: Là những lớp mỏng 0,3 đến 1mm và rộng từ 130-180mm được bóc ra từ gỗ tự nhiên. Thường được dùng để ép lên trên bề mặt gỗ dán. Veneer chính là tên gọi của  thành phẩm của gỗ tự nhiên sau khi được lạng mỏng. Sau khi được lạng ra, sẽ được gia công theo tiêu chuẩn, loại bỏ tất cả vi khuẩn trong gỗ, gia tăng độ bền

Tính chất: Do bản chất bề mặt của veneer cấu tạo là gỗ thịt do vậy phù hợp trong việc sử dụng để hoàn thiện bề mặt những sản phẩm nội thất.

Veneer được nhiều gia đình lựa chọn nhằm tiết kiệm tối đa chi phí mà vẫn mang lại sự sang trọng do giữ được vân gỗ tự nhiên.

Về màu sắc, độ bền: Veneer mang đầy đủ tất cả tính chất của cây chủ (do được lạng ra từ gỗ tự nhiên).

Ưu điểm:

Giá thành vừa phải, phù hợp với nhiều đối tượng

Công nghệ chế biến cao giúp gỗ chống được tối đa cong vênh, bền.

Nhược điểm:

Có thể bị thấm nước hoặc bị rạn nứt

Phân loại veneer: Trên thế giới có hàng trăm loại veneer khác nhau nhưng ở Việt Nam có một số loại được yêu thích như: Veneer óc chó, veneer sồi, veneer xoan đào,…  

Trong đó veneer óc chó có màu sắc trông như gỗ óc chó tự nhiên, vân đẹp.

Trong đó veneer óc chó có màu sắc trông như gỗ óc chó tự nhiên, vân đẹp.

 Xem ngay: Quy trình xử lý gỗ tự nhiên thông dụng nhất hiện nay

Phủ Melamine

Cấu tạo gỗ công nghiệp phủ Melamine gồm: Lớp melamine có độ cứng và khả năng chịu nhiệt; có họa tiết, màu sắc phong phú được sử dụng để ép lên mặt ván dăm MFC hoặc MDF.

Melamine có tính chất: chịu nhiệt khá tốt, bề mặt chống trầy xước, có 2 loại phủ melamine là phủ 1 mặt hoặc 2 mặt.

Ứng dụng: gia công đồ nội thất

So sánh Laminate với Acrylic

STT

Acrylic

Laminate

1

Chủ yếu là những màu đơn sắc như: Đỏ, đen, trắng, nâu, màu rượu, cappuccino, màu trắng ngọc trai,… giúp tạo nên chiều sâu cho không gian nhà bạn, căn phòng sẽ trông rộng rãi hơn

Màu sắc và bề mặt đa dạng, tạo cho không gian cảm giác gần gũi, ấm cúng đặc biệt là những dòng Laminate vân gỗ

2

Có khoảng 200 đến 300 mã màu, thiên về bề mặt bóng gương và màu đơn sắc

Có khoảng hơn 1000 mã màu cho khách hàng lựa chọn

3

Sáng, bóng gương và dễ lau chùi

Khả năng chống xước, chịu lực tốt, dễ vệ sinh, không bay màu khi tiếp xúc với những hóa chất tẩy rửa mạnh

 

So sánh Laminate với Veneer

STT

Veneer

Laminate

1

Bề mặt kiểu vân gỗ tự nhiên

Kiểu vân gỗ nhân tạo

2

Thường được dán lên các bề mặt MDF hoặc là ván ép

Thường được dán lên hầu hết bề mặt các loại gỗ công nghiệp hiện nay: HDF, MDF, MFC

3

Có độ đàn hồi tốt

Không có độ đàn hồi

4

Chỉ có một màu gỗ tự nhiên duy nhất

Có màu sắc phong phú, đa dạng

5

Có thể dùng sơn PU để đổi màu sắc

Không dùng được sơn

6

Phải hạn chế tối đa sử dụng chất tẩy rửa khi vệ sinh

Có thể sử dụng chất tẩy rửa thoải mái khi vệ sinh

7

Khả năng chịu nước và chịu lực khá kém

Chịu được nước và chịu lực tốt hơn

 

Đó là những thông tin quan trọng về các loại ván gỗ công nghiệp, so sánh các loại gỗ công nghiệp mà Tâm House chúng tôi tổng hợp hy vọng sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan, có thể phân biệt được từng loại và lựa chọn vật liệu phù hợp nhất.

CÔNG TY TNHH NỘI THẤT TÂM HOUSE

Địa chỉ hoạt động : 465, quốc lộ 1A, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh

MST: 0317144924

Điện thoại: 028 7300 3189

Tác giả: Huỳnh Thanh Tâm

 

Huỳnh Thanh Tâm - CEO của thương hiệu đồ gỗ nội thất nhà ở Tâm House. Là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nội thất bàn trang điểm, ghế trang điểm, ghế gaming, bàn gaming,... Tác giả phụ trách chuyên môn viết bài chia sẻ kiến thức mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Số điện thoại: 0896162099

Ngày sinh: 27/12/1991

Email: info@tamhouse.vn

Địa chỉ:  465, quốc lộ 1A, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh