Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp chi tiết nhất

Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp các loại sẽ cho những công đoạn, bước thực hiện rất khác nhau. Do đó, để làm ra được một sản phẩm gỗ chất lượng, đòi hỏi người thợ cần thông thạo đầy đủ từng thủ thuật, khâu đoạn sơ chế và hoàn thiện nguyên liệu này.

Mời bạn cùng Tâm House tìm hiểu về quy trình sản xuất gỗ công nghiệp trong bài viết sau đây nhé!

Những điều cần lưu ý trước khi bước vào sản xuất gỗ công nghiệp

Những lưu ý khi sản xuất gỗ công nghiệp là gì?

Những lưu ý khi sản xuất gỗ công nghiệp là gì? 

Để sản xuất ra gỗ công nghiệp có chất lượng cao, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: nội thất văn phòng, nội thất gia đình...hãy ghi nhớ một số lưu ý sau đây: 

Một số tiêu chuẩn về sản xuất gỗ công nghiệp cần nhớ

Các tiêu chuẩn về sản xuất gỗ được thống kê chi tiết qua bảng sau đây: 

Tiêu chuẩn 

Yêu cầu 

Kiểu dáng, kích thước, cỡ số 

Cơ bản và kích thước theo các quy định hiện hành

Loại gỗ sản xuất 

- Dòng gỗ thuộc nhóm từ 1-5

- Được xử lý bằng thuốc bảo quản trước khi đưa vào sản xuất 

Độ ẩm của gỗ 

Không được phép quá 18%

Độ vững chắc, chịu lực 

- Cân đối, không có tình trạng bị lệch. 

- Có độ cứng, chắc chắn, không xô, cong vẹo, chịu lực tốt 

 

Các dụng cụ để sản xuất gỗ

Để sản xuất gỗ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ như sau đây: 

Máy khoan: Giúp cho người thợ mộc khoan được các lỗ trên gỗ một cách chắc chắn, chính xác, nhanh gọn và dễ dàng hơn mà không làm hỏng bề mặt gỗ xung quanh chỗ khoan 

Máy cưa: Là dụng cụ không thể thiếu trong sản xuất gỗ, giúp cho người thợ mộc có thể cắt, xẻ hay cưa gỗ cực dễ dù có cứng đến đâu đồng thời tạo hình gỗ chuyên nghiệp, có sự linh hoạt và an toàn cao. 

Máy bào gỗ: Thiết bị chuyên dụng giúp cho người thợ mộc để bào gỗ  ra với những loại cần độ phẳng, cao cũng như muốn có độ dày như ý 

Máy chà nhám: Dùng chà nhám bề mặt gỗ trở nên đẹp, gọn gàng và có độ bóng, mịn màng đúng với sở thích cũng như nhu cầu người sử dụng 

Máy đánh bóng: Giúp cho người thợ mộc đánh bóng, làm đẹp bề mặt gỗ, tạonên những sản phẩm gỗ đẹp, chất lượng cao 

Máy phay: Giúp cho người thợ mộc phay một số mặt phẳng của gỗ như mặt nghiêng, đứng hoặc phay rãnh nhanh chóng, dễ dàng hơn 

Hộp đựng đồ nghề: Giúp cho người thợ mộc bảo quản dụng cụ sản xuất, chế tạo gỗ nhanh gọn và tốt hơn, tránh tình trạng bị mất đồ cũng như dễ tìm kiếm khi dùng. 

 Xem ngay: Gỗ công nghiệp MFC là gì? Gỗ công nghiệp MFC có bao nhiêu loại ?

Gỗ công nghiệp là gì? Ưu và Nhược điểm của gỗ công nghiệp

Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp

Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp gồm có tất cả bao nhiêu bước?

Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp gồm có tất cả bao nhiêu bước?

Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp gồm một số các bước như sau: 

Bước 1: Khai thác và xử lý gỗ 

Trước khi bắt đầu đi vào sản xuất, bạn cần khai thác gỗ, chọn dòng gỗ phù hợp để đưa vào thực hiện sao cho hợp lý nhất. Lưu ý rằng, cần lựa chọn gỗ đúng theo các tiêu chuẩn quốc gia đã quy định từ trước.

Bước 2: Phân loại, vận chuyển đến nơi sản xuất 

Sau khi đã khai thác xong, gỗ cần được xẻ mỏng, rồi phân loại ra để phục vụ vào những mục đích sản xuất khác nhau. Sau đó được sắp xếp riêng và gửi về nhà máy nhằm nghiền nhỏ và đưa vào sản xuất.

Bước 3: Tiến hành sản xuất 

+ Sau khi được đưa về, gỗ được trải qua công đoạn nghiền nhỏ. Bột gỗ khi đã nghiền xong sẽ trộn cùng với keo và một số chất phụ gia khác để tạo được độ cứng cho gỗ và chuyển dần sang khâu ép gỗ. 

Nghiền nhỏ gỗ là một trong các bước quan trọng để sản xuất gỗ công nghiệp

Nghiền nhỏ gỗ là một trong các bước quan trọng để sản xuất gỗ công nghiệp

Xem ngay:Góc chia sẻ - Các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Gỗ Melamine là gì và những điều cần biết về loại gỗ này

Tiếp theo, do bột gỗ đã có phần cứng chắc hơn nên sẽ được ép dưới áp suất cực cao (khoảng 850-870 kg/cm2). 

Sau đó, nó được định hình thành các tấm gỗ dạng HDF, MFC hoặc MDF có kích thước dao động trong khoảng từ 1220 x 2440 mm, có độ dày 6-24mm dựa trên những yêu cầu sản xuất 

Sau khi đã có bán thành phẩm là những chiếc ván gỗ trơn chất lượng, chúng sẽ tiếp tục được gia công, xử lý thêm 2 mặt để làm tăng thêm được độ cứng, có thể chống sự cong vênh, méo mó hay biến dạng của sản phẩm khi bán ra thị trường 

Tiến hành phủ bề mặt tấm gỗ bằng Melamine Resin kèm sợi thủy tinh để làm nên một lớp phủ trong suốt mang lại khả năng giữ màu sắc, đường vân thêm ổn định đồng thời có thể chống trầy xước, bảo vệ bề mặt tấm gỗ tốt và cẩn thận hơn 

Sau quá trình phủ ở trên, các tấm gỗ công nghiệp về cơ bản đã được hình thành và hoàn thiện. Lúc này, lại cho tấm gỗ ép dưới nhiệt và áp suất cao nhằm giúp những sợi gỗ trong đó được liên kết một cách chặt chẽ, bền vững với nhau hơn nữa

Hoàn thiện bước trên, tiếp theo đó là làm sáng bóng bề mặt và đưa thành phẩm là các tấm gỗ chuyển sang dây chuyền phay mộng 

Sang bước phay mộng, các tấm gỗ bắt đầu được cắt với kích thước được mặc định sẵn nhằm tạo nên sản phẩm cuối cùng theo mong muốn của đơn vị sản xuất

Xem ngay: Tất tần tật về gỗ công nghiệp phủ Laminate

Trên đây là những chia sẻ của TamHouse chúng tôi về: Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp chi tiết nhất. Mong rằng, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, hấp dẫn sau khi đọc xong bài viết trên. Xin cảm ơn đã theo dõi!!!

Địa chỉ hoạt động : 75, đường số 3, phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0908848037

 

 
Tác giả: Huỳnh Thanh Tâm

 

Huỳnh Thanh Tâm - CEO của thương hiệu đồ gỗ nội thất nhà ở Tâm House. Là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nội thất bàn trang điểm, ghế trang điểm, ghế gaming, bàn gaming,... Tác giả phụ trách chuyên môn viết bài chia sẻ kiến thức mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Số điện thoại: 0908848037

Ngày sinh: 27/12/1991

Email: info@tamhouse.vn

Địa chỉ:  75 Đường số 3, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TP HCM